B29 Bet

Và vùng đất Nam kỳ nói chung và cá nhân nh nổ hũ Lucky neko

【nổ hũ Lucky neko】Sách hay: Bức khảm tinh tế về con người và xứ sở Nam kỳ

Và vùng đất Nam kỳ nói chung và cá nhân nhà cách mạng Nguyễn An Ninh đã khai thị cho Léon Werth nhiều chuyện hấp dẫn!

Sách hay: Bức khảm tinh tế về con người và xứ sở Nam kỳ - Ảnh 1.

Bìa sách Nam kỳ ngao du

QUANG DIỆU

Phẩm cách Nguyễn An Ninh

Trước khi đến Sài Gòn, Léon Werth không biết Nguyễn An Ninh là ai, càng không biết đến tờ La Cloche Fêlée (Chuông rè) của ký giả họ Nguyễn. Qua sự kết nối của Paul Monin, Léon Werth đến gặp Nguyễn An Ninh - "nhân vật mặc áo dài trắng, một nhân vật có dáng vẻ thiên thần" trong căn phòng bề bộn giấy tờ, sách vở của Nguyễn An Ninh. Và khi đảo mắt nhìn quanh các kệ sách trong căn phòng ấy, Léon Werth tình cờ thấy những Renan, Nietzsche, Flaubert, Kant, Platon, các tập Propos (tức những bài viết ngắn) của Alain…

Những ấn tượng ban đầu thông qua buổi nói chuyện và không gian sách vở đã để lại trong Werth những ấn tượng: "Trong phút giây chứng kiến những kệ đầy sách này, tôi có một cảm xúc không ngờ được. Tôi bỗng nhận thấy phẩm hạnh của sách. Bằng số sách này, cũng như bằng hai chuyến đi qua Âu châu, anh đã hiểu Âu châu không hề giống với hình ảnh của nó ở thuộc địa".

Sau khi kết giao, trở nên tâm đầu ý hợp, họ cùng dạo chơi khắp nơi, những chuyến đi này giúp Léon Werth được tham dự và chạm vào đời sống thị dân. Đồng thời, một số chuyện xảy ra giữa thủ phủ Sài Gòn hoa lệ cũng khiến văn sĩ xấu hổ trước một Nguyễn An Ninh bặt thiệp. Werth "xấu hổ thay cho Âu châu" vì lối hành xử của những người Âu và trần tình rằng họ "không biết thế nào là văn hóa Âu châu hay văn hóa Pháp quốc".

Qua những gì Nguyễn An Ninh viết, đăng đàn diễn thuyết…, hậu thế biết đến một trí thức Nguyễn An Ninh am hiểu và thẩm thấu cả văn hóa Đông và Tây. Điều này phần nào được chứng thực qua những dòng ghi chép của Léon Werth: "Anh ta [Nguyễn An Ninh] đứng ở biên giới này, nơi một người Viễn Đông sau khi đã tới Âu châu, không thể đánh mất Viễn Đông. Anh ta không muốn đánh mất Viễn Đông. Anh ta yêu nó. Yêu như một người Âu sửng sốt trước nó". "Chỉ khi tiếp xúc với Ninh, tôi mới cảm thấy rằng, thông qua sự khác biệt về phong tục tập quán, không chỉ con người mới có thể tiếp cận nhau, mà thông qua khác biệt văn hóa, sự chân xác của bất kỳ nền văn hóa đích thực nào, nếu chúng không thể chồng lấn nhau, đều ít nhất có thể chạm vào nhau, biết nhau và yêu thương nhau".

Góc nhìn tỉ mỉ về con người và vùng đất Nam Kỳ

Sau những tháng ngày ngao du đây đó khắp xứ Nam kỳ, được quan sát đời sống thường nhật và hòa mình vào đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, đã giúp Léon Werth có đủ kiến văn và chất liệu hiện thực để viết nên tác phẩm Cochinchine: Voyages (Nam kỳ ngao du) giàu cảm xúc. Trước khi in thành sách vào năm 1926, ông đã gửi đăng 3 kỳ liên tục (số tháng 9 - 11.1925) trên tạp chí Europevới nhan đề "Notes d'Indochine".

Có thể nói, Nam kỳ nói chung và Sài Gòn nói riêng không gì thoát ra khỏi tầm mắt của Léon Werth, từ tính cách con người, cảnh sắc, mùi vị, hương thơm, đời sống văn hóa, chính trị, phong tục, cả sự xa hoa và kệch cỡm… Thông qua cái nhìn tỉ mỉ về con người và vùng đất, cùng với văn tài, Werth phần nào cho độc giả phương Tây thấy được mặt trái của chủ nghĩa thực dân đang vận hành ở Nam kỳ thuộc địa lúc bấy giờ.

Tác phẩm là kết quả của quá trình đi thực địa (ăn, ở, sống, yêu và hiểu) kéo dài, những câu chuyện mắt thấy tai nghe, những va chạm với đời sống, với giới cầm quyền thuộc địa Nam kỳ và cả những kiều dân Âu châu tha hóa, những suy tư văn hóa - chính trị bên cạnh cảm xúc rất người của văn nhân… đều được bộc lộ và tái hiện qua ngòi bút tài hoa bay bổng của Léon Werth, "tất cả những gì tôi thấy, tôi đã nói".

Nam kỳ ngao du của Léon Werth, Đông Dương dịch (do NXB Phụ Nữ VN vừa ấn hành) là tác phẩm phù hợp với nhiều đối tượng độc giả khác nhau, từ sử liệu đến giá trị văn chương, du ký, rất người và cũng rất đời. Là một bức khảm tinh tế về con người và xứ sở Nam kỳ. 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap